Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 29/4/2021
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 29/4/2021.
Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới
- Cao su: Giá cao su trên thị trường thế giới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 và dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới.
- Cà phê: Dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tăng.
- Hạt tiêu: Quý I/2021, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới tăng, ghi nhận mức cao nhất vào tháng 3/2021. Dự báo giá hạt tiêu sẽ giảm trong thời gian tới do ảnh hưởng của dịch bệnh làm giảm nhu cầu tiêu thụ.
- Chè: Xuất khẩu chè của Sri Landka trong tháng 3/2021 tăng mạnh. Xuất khẩu chè của Kenia tăng 19% trong tháng 2/2021.
- Thịt: Trong quý I/2021, giá giá heo nạc tại Chicago Mỹ có xu hướng tăng so với cuối năm 2020 do nhu cầu tăng trong bối cảnh nguồn cung thịt heo có xu hướng giảm.
- Thủy sản: Quý I/2021, giá tôm xuất khẩu của Ecuador đã phục hồi trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2020. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, Trung Quốc sẽ cần thêm từ 6 - 18 triệu tấn thủy sản hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Bất chấp tình hình dịch COVID -19, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Indonesia tăng 10,4% trong năm 2020. Trong tháng 1/2021, xuất khẩu mặt hàng này của Indonesia tăng 12,4% so với tháng 1/2020.
Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước
- Cao su: Quý I/2021, sản lượng cao su của cả nước đạt 119.000 tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; Giá mủ cao su nguyên liệu không có nhiều biến động.
Quý I/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong 10 nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, trừ Trung Quốc, thị phần cao su của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của các nước này vẫn ở mức rất thấp.
- Cà phê: Niên vụ 2020/21, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo giảm 15% do ảnh hưởng đợt mưa lũ hồi tháng 10/2020 và hạn hán hồi tháng 5, 6/2020.
Quý I/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức thấp nhất theo quý trong giai đoạn 2019 – 2021 do chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ giảm và hoạt động thông quan không thuận lợi.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 nhưng nhập khẩu cà phê của nhiều thị trường lớn trên thế giới vẫn tăng.
- Hạt tiêu: Niên vụ 2020/21, sản lượng hạt tiêu của cả nước dự kiến sẽ giảm mạnh, nhưng xu hướng sản xuất theo hướng bền vững gia tăng ở nhiều nơi. Giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sau khi tăng mạnh trong quý I/2021 đã giảm trong tháng 4/2021.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các nước EU, Mỹ, Anh, Nga, Nam Phi khiến các nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu giảm mạnh. Trong khi đó, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc, Hàn Quốc tăng nhờ kiểm soát tình hình dịch COVID-19 tốt hơn.
- Chè: Thị phần chè của Việt Nam tăng trong tổng trị giá nhập khẩu chè của Nga và Anh, nhưng giảm trong tổng trị giá nhập khẩu của EU 27, Pakistan và Mỹ. Giá chè xuất khẩu bình quân trong quý I/2021 đạt 1.589 USD/tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2020.
- Thịt: Quý I/2021, giá heo hơi trong nước có xu hướng giảm sau khi tăng trong tháng 1/2021. Xu hướng giảm giá vẫn tiếp tục diễn ra trong tháng 4/2021.
- Thủy sản: Quý I/2021, xuất khẩu cá khô, cá đóng hộp, chả cá, ghẹ các loại… tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm 2020, thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada và Australia tăng, trong khi thị phần trong tổng nhập khẩu của Mỹ, EU, Hàn Quốc giảm nhẹ. Đầu năm 2021, nhập khẩu thủy sản của 2 thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc tăng.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý I/2021 đạt 3,77 tỷ USD, tăng 32,4% so với quý I/2020, tăng 159,6% so với quý I/2019. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng trong tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ, Canada và Nga.
Chi tiết bản tin:
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NLTS SỐ RA NGÀY 29-4-2021
Như Huỳnh
VIETNAMBIZ
Xem thêm