Những doanh nghiệp từng là biểu tượng của ngành thuỷ sản: Kinh doanh trượt dốc, 'mắc cạn' với nợ, thậm chí lãnh đạo vướng lao lý

06/07/2021 | 461 |
0 Đánh giá

Từ năm 2015 đến nay, ngành thủy sản Việt Nam liên tục bứt phá và lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Trái ngược với sự bứt tốc của nhiều doanh nghiệp trong ngành thì Hùng Vương, Agifish và Việt An lại trượt dốc, thua lỗ, thậm chí lãnh đạo vướng vòng lao lý.

Thủy sản - Ảnh 1.

Đồ họa: Alex Chu.

Thuỷ sản là một trong số hiếm ngành mà doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thế giới, xuất khẩu được sang thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU.

Trong khi CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC), CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) tận dụng thời thị trường, liên tục bứt phá... thì những công ty thủy sản từng đứng top đầu ngành như CTCP Hùng Vương (Mã: HVG), CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Mã: AGF) hay CTCP Việt An (Mã: AVF) giờ chỉ là hình tượng "vang bóng một thời".

Hùng Vương - đánh mất ngôi vương cá tra

CTCP Hùng Vương là một trong các công ty thủy sản thành lập sớm tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn từ cuối năm 2009 với số vốn điều lệ ban đầu từ 120 tỷ đồng lên 2.270 tỷ đồng.

Thủy sản - Ảnh 2.

Ông vua cá tra Dương Ngọc Minh. (Ảnh: Báo Lao động).

Khoảng thời gian 2008 - 2014 được coi là giai đoạn thịnh vượng của Hùng Vương khi doanh thu bứt tốc, lợi nhuận có lúc đạt gần 500 tỷ đồng, gấp đôi chỉ sau một năm.

Thời điểm đó, Hùng Vương được mệnh danh là "ông vua cá tra", đi kèm với tên tuổi của Chủ tịch Dương Ngọc Minh khi lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.

Song bước qua năm 2015, khi ngành cá tra có nhiều biến động, giá cá tra thời điểm đó cũng bắt đầu giảm mạnh xuống mức xấp xỉ giá vốn thì lợi nhuận của Hùng Vương bắt đầu tụt dốc. Kể từ đó, "ông vua cá tra" đã chìm sâu trong thua lỗ, có năm lỗ hơn nghìn tỷ đồng.

Những đại gia 'mắc cạn' khi ngành thủy sản bứt phá ngoạn mục - Ảnh 3.

Kết quả kinh doanh của Hùng Vương trong những năm qua. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Hùng Vương).

Lúc đó, Hùng Vương sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, trong bối cảnh vĩ mô ngành không thuận lợi. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn duy trì từ 1,8 lần năm 2015 đến 3,6 lần vào năm 2019.

Dù tình hình kinh doanh không thuận lợi nhưng Hùng Vương lại đem tiền đi thâu tóm các doanh nghiệp khác. Sau đó, vào cuối năm 2017, công ty phải bán đứt các công ty con như Sao Ta cho nhóm cổ đông SSI, bán đi 50% vốn tại CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng và các bất động sản. Hành động này của Hùng Vương nhằm tái cấu trúc, thoái bớt vốn những công ty thành viên không hiệu quả để có được nguồn tiền, duy trì hoạt động chung

Riêng về năm 2019, phía Hùng Vương nhận định "đó là một năm đầy rẫy những khó khăn", bao gồm cú sốc nhận mức thuế chống bán phá giá cao nhất trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ; thị trường cá nguyên liệu trong nước tới chu kỳ thoái trào sau hai năm tăng trưởng nóng là 2017 - 2018 và khó khăn tài chính ba năm liền khi ngân hàng chậm giải ngân vốn.

Đầu năm 2020, Hùng Vương quyết định bắt tay với Tổng Công ty Thadi - thuộc Thaco Group để giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn. Chỉ hai tháng sau, Thadi đã rút chân khỏi danh sách cổ đông, cùng lúc phía Thaco đã mua thỏa thuận gần 60 triệu cp HVG, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 26%. 

  • Hùng Vương còn lại gì sau 'giông bão'?

Ngỡ như sự tham gia của Thaco là "ánh sáng cuối đường hầm" nhưng đến tháng 8/2020, Hùng Vương bị hủy niêm yết bắt buộc và phía Thaco cũng đã thoái sạch số cổ phần tại HVG sau gần một năm đầu tư. 

Kể từ đó, Hùng Vương cũng không có thêm động thái nào. Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng áp dụng hạn chế giao dịch cp HVG trên thị trường UPCoM do chậm công bố thông tin.

Agifish - hình tượng vang bóng một thời

Được thành lập từ năm 1985, CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish - Mã: AGF) đã sớm trở thành lá cờ đầu của tỉnh ở lĩnh vực chế biến xuất khẩu cá nước ngọt. Năm 2000, Agifish đứng đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa fillet đông lạnh, chiếm tới 40% thị phần cả nước năm 2000.

Với nguồn vốn góp chỉ 50 tỷ đồng, năm 2003, Agifish đạt doanh thu 494 tỷ đồng và 22 tỷ đồng lợi nhuận. Chỉ ba năm sau, Agifish đã vượt mốc doanh thu 1.000 tỷ đồng và thu về 50 tỷ đồng tiền lãi. Tại thời điểm 2003, lợi nhuận của Agifish chỉ đứng sau REE.

Những đại gia 'mắc cạn' khi ngành thủy sản bứt phá ngoạn mục - Ảnh 4.

Vùng nuôi cá ba sa, cá tra của Agifish. (Ảnh: Agifish).

Ngay cả nữ tướng Trương Thị Lệ Khanh, người đứng đầu doanh nghiệp xuất khẩu cá tra số 1 thị trường hiện nay cũng từng thừa nhận rằng, "cái bóng" của Agifish hồi đó là quá lớn.

Còn ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital – quỹ ngoại đã xuống tiền mua 25% cổ phần Agifish đã trả lời với báo chí năm 2002 rằng Agifish là khoản đầu tư sẽ "hốt bạc".

Những đại gia 'mắc cạn' khi ngành thủy sản bứt phá ngoạn mục - Ảnh 9.

Theo báo cáo tài chính mới nhất, cuối quý III/2020, công ty Việt An lỗ lũy kế gần 2.408 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm hơn 1.960 tỷ đồng. Khoản vay ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng duy trì nhiều năm đã khiến doanh nghiệp này "mắc cạn" trong thời gian dài.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì cổ phiếu AVF trong diện hạn chế giao dịch khi tổ chức này chậm công bố thông tin quá 45 ngày đối với báo cáo tài chính năm 2020. Công ty đến nay cũng chưa có báo cáo tài chính quý IV/2020. Theo báo cáo soát xét bán niên gần nhất, Công ty kiểm toán PKF đưa ra nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Việt An.

 

Minh Hằng

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết 


Tin tức liên quan

Bình luận