Tôm giảm giá càng nuôi càng lỗ, nhà máy nói giá cao nhất thế giới

22/05/2023 | 218 |
0 Đánh giá

Giá tôm nguyên liệu giảm rất sâu, có loại giảm đến 60.000 đồng/kg khiến người nuôi càng lỗ vốn. Dù vậy, các nhà máy chế biến thủy sản cho rằng sẽ khó mua với giá hiện tại do hiện nay giá tôm Việt Nam quá đắc.

Tôm giảm giá càng nuôi càng lỗ, nhà máy nói giá cao nhất thế giới

Giá tôm nguyên liệu xuống thấp, nhưng các nhà máy chế biến thủy sản cũng than lỗ vì giá bán cũng giảm. Ảnh: Nhật Hồ

Ai cũng than lỗ vốn vì con tôm

Tại các tỉnh có vùng nguyên liệu tôm nước lợ lớn nhất cả nước như: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá tôm nguyên liệu giảm sâu. Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được thương lái mua chỉ từ 70.000 - 80.000 đồng, giảm 30% so với tháng trước. Loại 30 - 40 con/kg giá cũng đồng loạt giảm 20%, có thời điểm chỉ còn 108.000 - 135.000 đồng/kg.

Giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, người nuôi gặp khó. Ảnh: Nhật Hồ​​​

Giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, người nuôi gặp khó. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Đặng Minh Ngọc, Giám đốc HTX Dịch vụ nuôi trồng thủy sản 30/4, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, cho biết: HTX có diện tích nuôi tôm là 90ha, với 26 thành viên. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp bán công nghiệp chiếm đến 70ha. Với giá tôm như hiện nay, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí thì các thành viên HTX đều không có lãi, thậm chí có hộ bị lỗ nặng.

Chi phí sản xuất cao khiến giá thành con tôm Việt Nam khó cạnh tranh với con tôm của các nhà xuất khẩu khác. Ảnh: Nhật Hồ

Chi phí sản xuất cao khiến giá thành con tôm Việt Nam khó cạnh tranh với con tôm của các nhà xuất khẩu khác. Ảnh: Nhật Hồ

Thời tiết nắng nóng, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tiến độ thả giống. Dù có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp nhưng anh Nguyễn Văn Trường (xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước) cũng quyết định "treo đầm" để tránh nguy cơ tôm bị dịch bệnh do nắng nóng cũng như khả năng thua lỗ do giá tôm xuống thấp trong khi giá thức ăn tăng cao.

Đối với các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản cũng không khá hơn. Hầu hết đề không thể nâng giá thu mua do giá bán tại các thị trường truyền thống có nguy cơ giảm mạnh. Ông Hồ Quốc Lực chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, tỉnh Sóc Trăng cho biết tình hình xuất khẩu tôm vẫn chưa cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu tôm trong bốn tháng đầu năm 2023 của các doanh nghiệp giảm khoảng 30% so với cùng kỳ 2022.

Giá thị trường thế giới thấp, sức mua giảm nên giá tôm thương phẩm tại ĐBSCL giảm liên tục gần đây. "Việc này khiến người nuôi không an tâm nên diện tích thả nuôi cả vùng chậm so với năm rồi", ông Lực nói và dự báo giá tôm thương phẩm sẽ còn giảm trong thời gian tới.

Giá thành con tôm quá cao

Ông Long Văn Nghĩa, người có nhiều năm nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao tại tỉnh Bạc Liêu chia sẻ. Giá thành nuôi tôm hiện nay rất cao. Hiện tại giá thành tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg lên đến trên 80.000 đồng/kg. Người nuôi muốn có lãi phải giảm giá thành. Nhưng hiện tại đầu vào cho ngành nuôi tôm khá cao từ con giống, thuốc thú y thủy sản, thức ăn, công chăm sóc…đều cao nên rất khó cạnh tranh với con tôm của các nước khác.

Đồng quan điểm này, ông Võ Văn Phục, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam chia sẻ. "Tùy người nuôi, nhưng chi phí đầu vào nuôi tôm đang dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Với giá tôm hiện nay, người nào nuôi giỏi mới có lời, còn lại đều bị lỗ".

Thay đổi công nghệ, đầu tư khép kín để giảm giá thành sản xuất. Ảnh: Nhật Hồ
Thay đổi công nghệ, đầu tư khép kín để giảm giá thành sản xuất. Ảnh: Nhật Hồ

Theo ông Hồ Quốc Lực, giá tôm nguyên liệu của một số nước, trong đó có Ecuador, thấp hơn giá tôm nguyên liệu Việt Nam.

Giá đầu vào cao, nhưng tại vùng tôm nguyên liệu có tính mùa vụ rất cao. Hàng năm mỗi khi bước vào vụ nuôi tôm, giá con giống, thức ăn tôm lại đua nhau tăng, bào mòn vào chi phí, gia tăng gánh nặng, áp lực cho người nuôi tôm. Đầu vào tăng khiến chi phí nuôi tôm của Việt Nam thuộc hàng cao nhất nhì thế giới, khó cạnh tranh với sản phẩm tôm các nước.

NHẬT HỒ


Tin tức liên quan

Bình luận