Thủy sản Mê Kông (AAM) chất chồng khó khăn

24/03/2021 | 324 |
0 Đánh giá

ANH BẠN CÙNG TÊN NHƯNG KHÁC SỐ PHẬN "MEKONG" (AAM)

(ĐTCK) Mục tiêu Công ty cổ phần Thuỷ sản Mê Kông (mã AAM) đặt ra cho năm nay là… không lỗ.

Đặt kịch bản không lỗ

Ngày 27/3 tới, AAM sẽ tiến hành đại hội cổ đông thường niên. Chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 được Hội đồng quản trị trình cổ đông là tổng doanh thu đạt 180 tỷ đồng, tăng 46,7% so với mức thực hiện năm 2019.

Năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 120,9 tỷ đồng, giảm 44,1% so với cùng kỳ; lỗ gần 12 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 10,3 tỷ đồng trong năm 2019. Khoản lỗ này khiến khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế của Công ty ghi nhận con số âm 2 tỷ đồng.

AAM mới tự chủ được 50% nguyên liệu đầu vào. Ảnh: Dũng Minh.

AAM mới tự chủ được 50% nguyên liệu đầu vào. Ảnh: Dũng Minh.

Thủy sản Mê Kông (AAM) chất chồng khó khăn

 

(ĐTCK) Mục tiêu Công ty cổ phần Thuỷ sản Mê Kông (mã AAM) đặt ra cho năm nay là… không lỗ.

Đặt kịch bản không lỗ

Ngày 27/3 tới, AAM sẽ tiến hành đại hội cổ đông thường niên. Chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 được Hội đồng quản trị trình cổ đông là tổng doanh thu đạt 180 tỷ đồng, tăng 46,7% so với mức thực hiện năm 2019.

Năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 120,9 tỷ đồng, giảm 44,1% so với cùng kỳ; lỗ gần 12 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 10,3 tỷ đồng trong năm 2019. Khoản lỗ này khiến khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế của Công ty ghi nhận con số âm 2 tỷ đồng.

 

Năm 2020, AAM ghi nhận doanh thu 120,9 tỷ đồng, giảm 44,1% so với cùng kỳ; lỗ gần 12 tỷ đồng.

Chỉ một năm kinh doanh khó khăn đã xoá sạch khoản lãi không nhiều nhặn gì mà Công ty đã tích luỹ trong nhiều năm trở lại đây.

Đặt kịch bản doanh thu phục hồi về mức tương đương năm 2019, năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, nhưng với kịch bản lợi nhuận, AAM lại đặt mục tiêu… “không lỗ”, và đương nhiên sẽ không có cổ tức. Điều này cho thấy Ban lãnh đạo AAM xác định năm nay vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức với Công ty.

Được biết, trong những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh chính của AAM là chăn nuôi cá tra, chế biến cá tra đông lạnh. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp đóng góp trên 75% trong cơ cấu doanh thu và tiêu thụ nội địa chiếm gần 25%. Sản phẩm của Công ty hiện đang được xuất khẩu sang các thị trường như EU, Nga, châu Mỹ La-tinh…

Tính tới cuối năm 2020, AAM chỉ tự chủ được 50% nguyên liệu đầu vào, 50% còn lại phải thu mua từ bên ngoài. Điều này tiếp tục là thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát chất lượng cũng như giá nguyên liệu đầu vào.

“Cái khó bó cái khôn”

Bên cạnh hoạt động kinh doanh ghi nhận lỗ trong năm 2020, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của AAM vừa ghi nhận âm năm thứ hai liên tiếp (năm 2019 âm 26,8 tỷ đồng, năm 2020 âm 24,3 tỷ đồng). Hoạt động kinh doanh chính thâm hụt vốn liên tục dẫn tới tiền và đầu tư tài chính giảm 37,8% so với đầu năm, về còn 31,9 tỷ đồng và chỉ còn chiếm 15,1% tổng tài sản.

Thủy sản Mê Kông (AAM) chất chồng khó khăn ảnh 1

Nhìn xa hơn, lượng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp liên tục suy giảm từ năm 2017 trở lại đây. Tỷ lệ tiền và đầu tư tài chính trên tổng tài sản đã suy giảm từ mức 35,8% năm 2017 về chỉ còn 15,1% tổng tài sản vào cuối năm 2020. Có thể thấy, không phải tới khi đại dịch Covid-19 diễn ra, dòng tiền của Công ty mới bị suy giảm.

Nguồn lực dự trữ mỏng, lại mòn mỏi theo thời gian khiến AAM không triển khai được kế hoạch đầu tư mở rộng và từng bước khép kín quy trình sản xuất của AAM để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ... như hướng đi của các doanh nghiệp lớn trong ngành.

Tính tới ngày 31/12/2020, AAM không thực hiện một dự án đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng lớn nào, hiện tại vẫn phụ thuộc tới 50% nguyên liệu từ bên ngoài. Trong khi đó, Thủy sản Nam Việt (mã ANV), với quỹ tiền mặt 365,2 tỷ đồng vào cuối năm 2020 đang có giá trị khoản đầu tư 783,8 tỷ đồng, chủ yếu vào dự án khu nuôi trồng thuỷ sản Bình Phú.

Hay Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC) – doanh nghiệp đầu ngành xuất khẩu cá tra - sở hữu quỹ tiền mặt hơn 1.400 tỷ đồng đang dùng 383,8 tỷ đồng đầu tư các ao nuôi cá, dự án kho lạnh, xưởng sản xuất bột cá…

Nhiều thách thức từ thị trường

Mặc dù việc tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh dịch Covid-19 đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới, nhưng đại dịch này vẫn chưa thể sớm được kiểm soát hoàn toàn trên quy mô toàn cầu. Hoạt động thương mại xuyên biên giới vẫn tồn tại những trở ngại nhất định, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có AAM.

Trong số các thị trường tiêu thụ chính của AAM, thị trường EU trong năm 2020 đã giảm sản lượng tiêu thụ và vừa đưa ra những rào cản kỹ thuật như kiểm soát dư lượng kháng sinh, hoá chất trong sản phẩm khắt khe hơn trước.

Trong khi đó, thị trường châu Mỹ La- tinh, đặc biệt là Braxin, Mêhico…, Chính phủ các nước này đã ban hành các chính sách hạn chế nhập khẩu cá tra Việt Nam và đang tiếp tục siết chặt trong thời gian tới.

Với quy trình kinh doanh chưa khép kín, vẫn phụ thuộc một nửa nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, việc thị trường EU đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản phẩm sẽ gây trở ngại lớn đến hoạt động xuất khẩu của AAM vào thị trường này.

Với quy trình kinh doanh chưa khép kín, việc thị trường EU đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản phẩm sẽ gây trở ngại lớn đến hoạt động xuất khẩu của AAM vào thị trường này.

Bên cạnh đó, các nước Mỹ La-tinh như Braxin bị đại dịch Covid-19 tàn phá nặng nề sẽ tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ của AAM.

Ngoài câu chuyện thị trường tiêu thụ khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong nước đang chịu áp lực chi phí vận tải tăng mạnh so với cùng kỳ.

Theo ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giá cước thuê container đã tăng mạnh từ khoảng tháng 10/2020 tới nay. Nhiều hãng tàu biển thậm chí tăng cước 4 - 5 lần so với trước đây.

Nguyên nhân được các doanh nghiệp vận tải đưa ra là do thiếu hàng từ châu Âu, Mỹ… về Việt Nam, dẫn tới nhiều tàu khi quay trở lại Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đang thiếu container để có thể xuất khẩu đi.

Chính vì vậy, cước phí vận tải tiếp tục được kỳ vọng duy trì ở mức cao, đẩy giá thành các sản phẩm tăng lên trong thời gian tới và gây thách thức về tính cạnh tranh đối với các quốc gia xuất khẩu. Cùng với đó, tình trạng thiếu container rỗng cũng trầm trọng, vì các khâu bốc dỡ bị chậm lại do nhân sự làm các công việc này bị cách ly, nghỉ việc để phòng dịch.

Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương quan trọng như RCEP, CPTPP, EVFTA, hiệp định thương mại song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản…, mở ra cơ hội thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu vào các nước phát triển ngày một khắt khe hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có quy trình sản xuất khép kín để đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Nếu AAM không giải được bài toán đầu tư để xây dựng mô hình kinh doanh khép kín như VHC hay ANV…, triển vọng kinh doanh sẽ càng mịt mờ hơn.

Tác giả Vũ Duy Bắc


Tin tức liên quan

Bình luận