SCIC thoái vốn loạt ông lớn gồm BMI, BVH, SAB, BMP ngay trong năm 2021

21/05/2021 | 395 |
0 Đánh giá

Ở lĩnh vực thuỷ sản, dự kiến sẽ thoái vốn các doanh nghiệp gồm: Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam; Công ty CP Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang; Công ty CP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Ảnh: TTXVN

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến ngày 20/5/2021, Bộ đã hoàn thành 10/31 nhiệm vụ Chính phủ giao.

Đặc biệt trong cơ cấu lại ngành, Bộ đang thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2021 – 2025, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo 3 trục sản phẩm chủ lực trước bối cảnh tác động trực tiếp của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông lâm thủy sản.

Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa, quả, các loại cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm đặc sản; giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung; tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao trong tổng sản lượng sản xuất và hàng xuất khẩu.
Việc ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ trong nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ và khuyến nông theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng. Ngành ưu tiên công nghệ cao, công nghệ sinh học, kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí đầu vào, tăng hàm lượng công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng.
Hiện Bộ đang triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên sản xuất giống chất lượng cao.
Trong năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ trong quản lý, giám sát chất lượng vật tư và sản phẩm ngành. Dự kiến, 6 tháng đầu năm 2021 sẽ ban hành, công bố 5 quy chuẩn quốc gia và 22 tiêu chuẩn quốc gia.
Hiện nay, nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ… Nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả. Ở nhóm sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đang đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhất là cho các đô thị lớn; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Hiện cả nước có 113 phòng thử nghiệm, 33 tổ chức chứng nhận hợp quy còn hiệu lực chỉ định để phục vụ cho quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Dự kiến đến hết tháng 6/2021 có 1.750 chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, tăng gấp 4,2 lần so với năm 2016.
Để tổ chức lại sản xuất, ngành nông nghiệp đang tích cực đẩy mạnh thực hiện các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Cùng đó, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2021, dự kiến sẽ có khoảng 733 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập, nâng tổng số hợp tác xã nông nghiệp lên khoảng 18.000 hợp tác xã, 75 liên hiệp hợp tác xã; trong đó có trên 85% hợp tác xã hoạt động hiệu quả; cả nước có 31.000 tổ hợp tác và 34.500 trang trại.
Cùng với đó là số doanh nghiệp nông lâm thủy sản thành lập mới ước khoảng 800 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 13.900 doanh nghiệp. Bên cạnh đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; ưu tiên hình thành các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ quản trị tiên tiến, đủ sức tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đặc biệt, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành, tổ chức thực hiện Nghị quyết về phát triển hợp tác xã nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới./.


Tin tức liên quan

Bình luận