Long An: Nuôi tôm, trồng thanh long né hạn mặn, nông dân ở đây kiếm tiền tỷ

21/03/2021 | 673 |
0 Đánh giá

Không phải đến khi Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ra đời, mà từ những năm trước nông dân vùng hạ Long An đã chuyển hướng nông nghiệp theo hướng sản xuất thuận thiên do hạn, mặn xâm nhập ngày càng nghiêm trọng.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An Trần Quốc Toản, tại các huyện vùng hạ Long An, trước đây nông dân chủ yếu trồng lúa thì bây giờ đã thay thế bằng nuôi tôm, trồng rau màu và thanh long theo hướng sản xuất thuận thiên để né hạn, mặn. 

Đây là những cây - con đã được địa phương lựa chọn theo cơ cấu cây – con phù hợp để có thể giảm nhẹ tác động của thiên tai, thời tiết, mang lại thu nhập cho người dân.

Long An: Sản xuất thuận thiên, nông dân vùng mặn tha hồ làm giàu từ con tôm, thanh long - Ảnh 1.

 

Nông dân Trần Văn Đê kiểm tra tôm giống trong ao nổi.

Nông dân cấp tập chuyển hướng sản xuất thuận thiên                  

Hiện, tại các huyện vùng hạ của Long An, như: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành bà con nông dân đã chuyển hàng ngàn hecta đất lúa sang trồng rau màu, nuôi tôm… theo hướng công nghệ cao.

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cần Đước Nguyễn Thị Cẩm Vân, năm 2020 nông dân trên địa bàn huyện thả nuôi gần 1.800ha tôm, tập trung chủ yếu ở các xã: Tân Chánh, Tân Ân, Phước Tuy và Phước Đông. Huyện có nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao do Sở KHCN phối hợp Sở NNPTNT thực hiện thử nghiệm. 

Cụ thể, mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc tại xã Tân Chánh với diện tích 7.000m2 , bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất 30 tấn/ha.

Ông Trần Văn Đê (xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, Long An) là một trong những nông dân đi tiên phong trong việc đầu tư nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của địa phương. Hiện, ông đầu tư hệ thống ao nuôi tôm 2 giai đoạn, với 1 ao nổi và 2 ao nuôi. Lắp tấm pin năng lượng mặt trời nhằm duy trì nguồn điện cho việc nuôi tôm.

Long An: Sản xuất thuận thiên, nông dân vùng mặn tha hồ làm giàu từ con tôm, thanh long - Ảnh 2.

Nhiều diện tích lúa được nông dân vùng hạ Long An thay bằng ao tôm công nghệ cao.

 

Theo ông Đê, sau nhiều năm thấp thỏm trồng lúa do hạn, mặn từ sông Vàm Cỏ Đông uy hiếp, những năm gần đây ông quyết định bỏ lúa chuyển sang nuôi tôm né hạn, mặn. Tuy nhiên, lúc đầu do nuôi tôm quảng canh nên lợi nhuận thấp, bấp bênh. 

Từ khi được Hội Nông dân xã tạo điều kiện tham quan, học tập mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung (Trà Vinh)… ông đã chuyển sang đầu tư áp dụng ươm tôm giống, thả nuôi theo hình thức 2 giai đoạn. "Sau 4 vụ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tôi thu lãi hơn 2 tỷ đồng", ông Đê khoe.

Vừa qua, tỉnh Long An quyết định đầu tư 1.244 tỷ đồng để phát triển vùng nuôi tôm của tỉnh. Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh sẽ xây dựng vùng nuôi tôm tập trung tại các huyện vùng hạ. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ là 4.400ha. Trong đó, nuôi tôm công nghệ cao là 500ha. Sản lượng tôm hơn 16.500 tấn.

Hiện, trong sản xuất "thuận thiên", nếu huyện Cần Đước tập trung nuôi tôm, huyện Châu Thành trồng thanh long thì Cần Giuộc đi theo hướng chuyên canh rau màu.  

Theo Phòng NNPTNT huyện Cần Giuộc, hiện huyện này có hơn 1.800ha chuyên canh rau màu, với gần 1.000ha rau ứng dụng công nghệ cao, hơn 4.500 hộ tham gia sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Thu Dung (xã Phước Lâm), một nông dân trồng 1,2ha rau xà lách xoong ứng dụng công nghệ cao cho biết, với rau xà lách xoong mỗi năm có thể thu hoạch gần 20 đợt. Với diện tích xà lách xoong chỉ đang trồng, mỗi đợt thu hoạch được khoảng 4 tấn rau. "Nhiều thời điểm cắt rau xà lách bán không có ngày nghỉ", cho Dung cho biết.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, hiện toàn tỉnh có gần 2.100ha rau màu ứng dụng công nghệ cao, chủ yếu ở Cần Giuộc và Cần Đước.

Long An: Sản xuất thuận thiên, nông dân vùng mặn tha hồ làm giàu từ con tôm, thanh long - Ảnh 3.

Nông dân huyện Châu Thành trồng thanh long.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản nông dân

Có thể thấy, trong những năm qua việc bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Long An chuyển hướng sản xuất "thuận thiên" đã giúp nhiều hộ dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, trong điều kiện hạn, mặn như hiện nay.

Long An: Sản xuất thuận thiên, nông dân vùng mặn tha hồ làm giàu từ con tôm, thanh long - Ảnh 4.

Vườn rau diếp cá của ông nông dân Huỳnh Ngọc Hoàn (Cần Giuộc) có thể thu lãi tiền tỷ/năm.

Ông Toản chia sẻ, những năm qua nông dân trên địa bàn tỉnh Long An chuyển hướng sang sản xuất "thuận thiên" khá mạnh. Cùng với việc chuyển hướng này, nhiều nông dân đã có thu nhập khá tốt. "Bà con nông dân đang rất phấn khởi khi đời sống kinh tế phát triển vượt bậc", ông Toản thổ lộ.

Tuy nhiên, cũng theo ông Toản, vấn đề hiện nay làm thế nào để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làm ra của nông dân ngày càng tốt hơn. Phần lớn, sản phẩm làm ra tiêu thụ chưa ổn định, chủ yếu bán qua thương lái, giá cả bấp bênh…

Theo ông Phạm Văn Bốn, Bí thư Huyện ủy huyện Cần Giuộc, thời gian tới, ngoài xây dựng thương hiệu cho cây rau, huyện sẽ tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, trường học…

Mới đây, tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120.

Long An: Sản xuất thuận thiên, nông dân vùng mặn tha hồ làm giàu từ con tôm, thanh long - Ảnh 5.

Tìm cách thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho nông dân đang là bài toán khó cho tỉnh Long An.

Theo đó, trong 3 năm qua, Nghị quyết 120 đang từng bước mang lại những kết quả tích cực cho ĐBSCL. Một trong những dấu ấn được ghi nhận là việc giảm diện tích canh tác lúa vụ 3; nhiều mô hình canh tác ở vùng nước lợ, mặn được khuyến khích mang lại hiệu quả cao…

Nguồn tin: Báo Dân Việt


Tin tức liên quan

Bình luận