Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú,tôm càng xanh và cách xử lý

09/04/2021 | 536 |
0 Đánh giá

Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh không những khiến tôm chậm lớn, kém phát triển mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của bà con. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết mà bà con cần phải lưu ý

Mặc dù bệnh đen mang không nguy hiểm như bệnh đốm trắng, đốm đen nhưng nó làm mất đi khả năng trao đổi oxy, bài tiết độc tố khiến tôm suy yếu, chậm lớn, nguy hiểm hơn là gây chết hàng loạt chỉ trong vài ngày.

  1. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh là gì?

Bệnh đen mang ở tôm do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do các yếu tố sau:

  • Nuôi tôm với mật độ dày đặc, hàm lượng ăn dư thừa cao, các hiện tượng tảo tàn, cặn bã chất hữu cơ trong quá trình nuôi sẽ tích tụ dưới đáy ao, làm cho đáy ao dơ bẩn, nhiều khí độc bám vào mang tôm khiến mang bị đen.
  • Trong ao nuôi tồn tại một số loại khí độc như NH3, NO2 với hàm lượng cao cũng là nguyên nhân khiến mang tôm bị đen, nhiều trường hợp có thể gây đen mang nghiêm trọng và có tỷ lệ chết cao.
  • Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong tạo điều kiện thuận lợi cho các chất hữu cơ bám vào làm mang chuyển sang màu đen.
  • Tôm bị nhiễm nấm như Fusarium solani, Aspergillus,…
  • Ao nuôi có nồng độ pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng (sắt, nhôm), muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó dịch chuyển sang màu đen.
  • Đáy ao yếm khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao.
  • Môi trường ao nuôi thiếu tảo, tôm thiếu vitamin C và các loại khoáng chất thiết yếu khác.
  1. Các biểu hiện cơ bản của bệnh lý: 
  • Mang tôm có màu đen, trước khi chuyển đen mang tôm từ màu đỏ tới màu nâu sáng và cuối cùng là màu đen.
  • Tôm nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước do thiếu oxy.
  • Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
  • Có thể kèm theo các dấu hiệu như hoại tử chóp râu, roi, 19 cuống mắt, telson, phụ bộ trong trường hợp tôm bị nhiễm nấm.
  1. Cách xử lý tôm bị đen mang
  • Nếu phát sinh do môi trường ô nhiễm: tiến hành thay nước đáy hoặc xiphong đáy, đán zeolite, dùng chế phẩm yucca, men vi sinh, bổ dung thêm vitamin C vào khẩu phần thức ăn.
  • Nếu bệnh phát sinh do nhiễm khuẩn: Diệt khuẩn nước bằng BKC, iodin, v.v… thay nước đáy, dùng men vi sinh xử lý đáy ao, bổ sung vitamin C và đa Vitamin vào thức ăn.

=> Chú ý: nếu dùng chất diệt khuẩn thì sau 3 ngày mới đánh men vi sinh.

– Trường hợp khẩn cấp, không có điều kiện thay nước: dùng vôi, zeolite để xử lý, sau đó dùng vi sinh.

  1. Biện pháp phòng bệnh đen mang trên tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh

Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn từ tháng thứ 2 trở lên, vì thế để phòng bệnh hiệu quả bà con cần phải đảm bảo:

    • Chọn lựa những con giống có chất lượng cao, đồng thời kết hợp với việc nuôi tôm an toàn sinh học.
    • Quản lý chất lượng nước ao nuôi, giảm thải khí độc và vật chất hữu cơ trong ao nuôi bằng các loại chế phẩm sinh học đến từ hãng ScienChain.
    • Quản lý khẩu phần thức ăn hàng ngày của tôm hợp lý, tránh dư thừa, kết hợp trộn thức ăn với Vitamin C, men vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
    • Theo dõi định kỳ mật độ tảo, màu nước trong ao nuôi để kịp thời xử lý, đảm bảo màu nước và độ pH trong ao luôn ở mức ổn định.

       


Tin tức liên quan

Bình luận