Ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc chịu tác động lạm phát do hạn hán
Khai thác nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc cắt điện do hạn hán ngày càng nghiêm trọng.
Đợt nắng nóng và hạn hán tại Trung Quốc kéo dài trong hai tháng qua ảnh hưởng lớn đến sản xuất thủy điện. Các doanh nghiệp trong khu vực phải đối mặt với tình trạng cắt điện và trục trặc máy phát điện dự phòng do nguồn điện sản xuất từ thủy điện bị hỏng.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông địa phương, việc cắt điện và máy phát điện dự phòng bị trục trặc gây thiệt hại lớn. Trong tuần qua, một địa điểm nuôi trồng thủy sản trong khu vực đã không thể lưu thông nước gây thiệt hại 10.000 tấn cá. Được biết, Tứ Xuyên là nhà sản xuất chính cá chép và các loài khác được bán trong thị trường nội địa của Trung Quốc.
Trong một báo cáo nghiên cứu kinh tế gần đây của công ty tư vấn nghiên cứu nông nghiệp Sitonia, rất khó để đánh giá phạm vi, thiệt hại do nắng nóng và hạn hán đang xảy ra tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản ở miền Trung Trung Quốc và khu vực Tứ Xuyên. Những khoản lỗ này có thể là do lạm phát đối với gia cầm, trứng và nuôi trồng thủy sản, và có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong quý 3 và 4 của năm”.
Hạn hán nghiêm trọng tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Trung Quốc là nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới, nhưng tổng sản lượng thủy sản có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng và hạn hán.
Hạn hán có thể có tác động đến nhiều loại hàng hóa và sẽ gây lạm phát. CPI của Trung Quốc vào tháng 7 tương đối thấp so với lạm phát ở Mỹ, nhưng là mức cao nhất trong một năm. Giá các loại rau quả tăng cao, tác động lên giá ngô và nhập khẩu có thể sẽ tăng từ 5 đến 10 triệu tấn. Lạm phát có tác động lớn hơn đến gạo, nhưng chính phủ có kho dự trữ lớn, vì vậy nếu giá tăng quá nhiều,chính phủ sẽ can thiệp và bán dự trữ.
Thùy Linh (Theo the seafoodsource)
Xem thêm