Hướng dẫn sử dụng bộ đôi phòng & trị bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine
Bệnh do ký sinh trùng trên tôm rất đáng lo ngại vì nó có thể làm tôm biếng ăn, chậm lớn, gây ra bệnh phân trắng và ốp thân trên tôm. Người nuôi rất khó đạt được lợi nhuận nếu không biết cách phòng ngừa và trị bệnh hợp lý
Dấu hiệu bệnh lý:
- Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh…
- Tôm giảm ăn nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn. Tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn
- Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột.
- Tôm bị phân 2 màu, có nhớt nhày.
- Đường ruột bị quắn hoặc có hình dạng bất thường
- Có nốt hạt gạo ở phần cuối đường ruột
- Phần gần hậu môn phình to
- Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường.
Cách phòng và trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng:
Vì các bệnh liên quan đến ký sinh trùng không gây chết ngay nên người nuôi có tâm lý không vội phòng ngừa và chữa trị. Do vậy để đạt hiệu quả phòng bênh tối đa bà con phải thường xuyên 5 - 7 ngày 1 lần mang mẫu tôm và mẫu nước đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra.
- Với mẫu tôm nhiễm khuẩn, ký sinh trùng thường sẽ được quan sát dưới kính hiển vi qua lớp vỏ tôm, dịch tôm ở phần đuôi hay phụ bộ, mang tôm,…nơi ký sinh trùng tập trung nhiều nhất.
- Ngoài ra còn có thể ở trong ruột tôm mà bà con chưa có kỹ năng phân tách mẫu để quan sát nên phải nhờ đến các kỹ sư thủy sản ở phòng lab thực hiện giúp.
- Ngoài ra, ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại còn có thể có trong mẫu nước. Bà con có thể dùng chai lọ đựng mẫu nước và mang đi kiểm tra (mẫu nước phải còn mới trong vòng 24h vì nếu quá 24h có thể thay đổi các chỉ tiêu nước cũng như không chính xác trong quá trình xét nghiệm).
1. Phòng bệnh:
- Chọn con giống ở cơ sở uy tín, được xét nghiệm đầy đủ sạch các mầm bệnh và ký sinh trùng
- Cải tạo ao: với ao bạt thì nên chà rửa sạch sẽ, xịt diệt khuẩn đáy ao và phơi ao. Với ao đất thì cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao nhiều ngày để sạch khuẩn.
- Công tác cải tạo đầu vụ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian gây bệnh (hến, ốc, chem chép,..). Nguồn nước cấp vào ao nuôi được xử lý kỹ càng, qua hệ thống màng lọc (túi lọc),...để lọc bỏ ấu trùng, trứng các loài cá, nhuyễn thể,..
- Chuẩn bị nước nuôi: Nên đảm bảo nguồn nước luôn ổn định với tôm, khi mới bắt đầu thả tôm thì cần làm nước đạt chuẩn các chỉ tiêu pH, kH, Oxy , độ mặn để khi thả tôm không bị sock nước và dễ nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi cũng phải theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu nước, si phong đáy ao để xả bớt thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột,…tránh tạo khí độc làm tôm nhiễm bệnh.
- Định kỳ diệt khuẩn 7 – 15 ngày 1 lần bằng sản phẩm Glutaric 500. Nhưng bà con cũng cần lưu ý là sau 2 – 3 ngày bà con nên cấy lại vi sinh vật có lợi để ổn định lại nguồn nước ao vì diệt khuẩn sẽ làm mất đi một phần vi sinh trong ao.
- Bà con nên phòng ký sinh trùng cho tôm khi tôm được 10 ngày tuổi, định kỳ sử dụng Fugacca 7 ngày/lần để phòng ký sinh trùng trên tôm (dùng 2 - 3 ml/kg thức ăn). Kết hợp với sản phẩm hạ pH đường ruột - Acid hữu cơ Mk-Mega (3 -5 gram/kg thức ăn) dùng liên tục trong quá trình nuôi. Bổ sung thêm men Vi sinh để cân bằng hệ vi sinh như: Tỏi tươi lên men, Enzyme Pllus, MK bio...
2. Trị bệnh khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng:
Nguyên lý chung: CƠ CHẾ ĐẶC TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG RẤT ĐƠN GIẢN THEO NGUYÊN LÝ:
- Loại bỏ tác nhân gây bệnh (Sử dụng FUGACCA ức chế KST loại bỏ tác nhân đó ra ngoài môi trường qua đường phân)
- Tạo môi trường sống không thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (Sử dụng MK Mega hạ pH đường ruột) đồng thời cung cấp các Acid Amin cho tôm
Cụ thể :
Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, bà con sử dụng Fugacca 7 ngày/lần để phòng ký sinh trùng trên tôm (dùng 5 - 10 ml/kg thức ăn), cho ăn vào cử mạnh nhất trong ngày, sử dụng 2 ngày liên tục để sổ ký sinh trùng. Kết hợp với sản phẩm hạ pH đường ruột - Acid hữu cơ Mk-Mega (liều dùng 5-10 gram/kg thức ăn, cho ăn 1 - 2 cử/ngày)
Xem thêm