1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CHỮA BỆNH CHO TÔM BẰNG TỎI - THẦN DƯỢC TỰ NHIÊN
-
Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là một trong những phương pháp được sử dụng nhằm điều trị các bệnh đường ruột, bệnh phân trắng, đốm trắng, gan tụy,… trên tôm. Tuy nhiên, cần phải hiểu một cách khoa học về đặc điểm, công dụng, liều lượng và cách cho tôm ăn tỏi đúng cách để có thể áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
-
Tỏi được biết đến như một kháng sinh tự nhiên mạnh và có rất nhiều tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh. Ngày nay tỏi còn được ứng dụng để phòng trị bệnh cho tôm để tôm đạt năng suất chất lượng cao.
-
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum – là một thảo dược đa năng, với khả năng phòng và chữa trị nhiều bệnh. Trong tỏi có chưa chất alliin, một axit amin hữu cơ khi bị đập dập chất này kết hợp với men Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm đặc biệt, chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là phương pháp tự nhiên và an toàn mà hiệu quả cao.
-
Chất allicin trong tỏi có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, tỏi cũng có công dụng để trị bệnh sán, giun kim và các bệnh nấm. Cơ chế tác động của allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA và RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.
-
Allicin trong tỏi chỉ được sinh ra khi nghiền nát hoặc đập dập. Tuy nhiên allicin kém bền nên biến mất nhanh trong điều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy không nên nấu chín tỏi vì khi ở nhiệt độ cao các hoạt chất này sẽ phân hủy và giảm tác dụng. Tỏi khi ngâm lâu ngày trong rượu trắng cũng được chứng minh là không có tác dụng trị bệnh cho động vật thủy sản.
-
Do đó, nếu dùng tỏi tự chế biến thì phải được xay nhiễm, trộn với động vật thủy sản ăn ngay với liều dùng từ 3-5g tỏi/ kg thức ăn.
-
Bà con lưu ý không nên cho tôm ăn tỏi khi đói, nếu dùng tỏi nên bổ sung vào bữa thức ăn cuối cùng của ngày. Vì chất alicin trong tỏi là kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ làm tôm rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột khi cơ quan tiêu hóa bị trống rỗng.
-
Khi chữa bệnh cho tôm bằng tỏi cần chú ý ngoài việc trị các vi khuẩn gây bệnh, nó còn diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Để khắc phục điều này, chúng ta nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn sống có lợi để tăng cường sức khỏe cho tôm.
-
Để nuôi tôm an toàn bà con nên sử dụng chế phẩm B-2000 chiết xuất từ tỏi hàm lượng Allicin cao, và các vi sinh vật hữu hiệu được chọn lọc đem đến công dụng vượt trội trong việc ức chế vi bào tử trùng (EHP) trên tôm theo cơ chế kết dính, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tránh sự sinh sản quá mức, đồng thời làm giảm triệu chứng của bệnh.
2. CÔNG DỤNG CỦA B-2000 : MEN TỎI CAO CẤP
Dịch chiết từ men tỏi chứa kháng sinh tự nhiên ức chế ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh đường ruột, gan tụy và bệnh ngoài da trên động vật thủy sản. Giúp nâng cao sức đề kháng của tôm, cá...
Là sản phẩm thức ăn Bổ sung cho động vật thủy sản hấp thu tốt, ăn nhiều, nhanh lớn.
Tổ hợp hệ vi sinh đường ruột có lợi: Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm FCR. Hạn chế vi khuẩn có hại trong ao: gây nhớt, gây nhầy, hôi thối... trong môi trường nuôi.
Sử dụng tỏi lên men rất tốt cho hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của tôm, cá… trong gian đoạn chuyển mùa.
Cải thiện năng xuất cho sản phẩm thủy sản
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
2.1 Cho ăn:
Định kỳ: Sử dụng 10 - 15 ml/1kg thức ăn, để 15-20 phút trước khi cho ăn. Một tuần cho ăn từ 2-3 ngày , cho ăn vào cử cuối cùng trong ngày
Thời tiết thay đổi, tăng sức đề kháng cho tôm,cá: Sử dụng liều gấp đôi. Cho ăn liên tục
2.2. Tạt xuống nước:
Định kỳ sử dụng 1-2 lít /1000m3, xử lý vào chiều tối giúp nâng cao sức đề kháng của tôm, cá...
Thời tiết thay đổi, tăng sức đề kháng cho tôm,cá: Sử dụng liều gấp đôi 2-4 lít/1.000m3
4. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi thoáng mát.
Xem thêm