NH4 là gì? Ảnh hưởng của NH4 trong ao tôm

13/11/2021 | 470 |
0 Đánh giá

Giải đáp NH4 là gì?

Thực chất không có chất nào có công thức là NH4, mà người nuôi đang hiểu nhầm về các hạt ion amoni NH4 – Chất này được sinh ra bởi Amonia theo phương trình hóa học:

NH3 + H2= OH- + NH4+

Amonia là chất độc được tích lũy trong ao nuôi, phát sinh từ các chất thải của tôm cá trong ao nuôi thủy sản. Chúng tồn tại trong hai dạng đó là amoniac NHvà ion amoni NH4+. Tổng nitơ trong nước gọi là TAN bao gồm NH4+/ NH3 còn có tên gọi khác là Nitrit, Nitrat hay nitơ hữu cơ. Tùy vào độ pH của nước mà các chất này có thể chuyển thành chất khác có lợi hoặc có hại cho sự phát triển của tôm cá.

 

NH4 là gì được thể hiện qua hình ảnh ion NH4+

 

Hình ảnh ion amoni NH4+

Thông thường, những ao nuôi có nhiều thức ăn dư thừa, chất thải hữu cơ thì nồng độ Amonia sẽ tăng cao. Bởi đây là môi trường thuận lợi cho quá trình Amonia hóa protein trong chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong những ao nuôi có nhiễm nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp cũng có nồng độ Amonia cao.

Ngoài ra, NH4+/NH3 còn có mặt trong những ao nuôi gặp phải tình trạng sau:

— Nước cấp từ kênh sông bơm vào ao mà không qua xử lý diệt khuẩn đúng kỹ thuật

— Vào mùa mưa, mưa to đem đến lượng lớn lớn cho ao nuôi

— Nguồn gốc từ các loại phân bón gây màu nước như NPK, Urê, DAP

— Sự xuất hiện của xác động vật phù dù trong ao

— Từ nước tiểu và phân tôm. Đã có nghiên cứu cho thấy, chỉ có 25% đạm trong thức ăn tôm được chuyển vào cơ thịt và có tới 75% thải ra môi trường ao nuôi.

Ảnh hưởng của NH4+ trong ao tôm

Sau khi giải đáp được NH4 là gì thì chắc đang có nhiều người nuôi băn khoăn không biết ion NH4+ có ảnh hưởng gì đến ao nuôi không? Khi mà nồng độ ion amoni NH4+ trong ao tăng cao đồng nghĩa với việc tổng nitơ NH4+/ NH3 trong nước cao, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của vật nuôi như:

— Ức chế sự sinh trưởng, sinh sản của tôm nuôi

— Giảm sức đề kháng, khiến tôm dễ mắc một số bệnh thường gặp

— Gây Stress trên tôm và cá

— Tôm chậm ăn, tăng trưởng kém

Sự xuất hiện của NH4+/ NH3 trong ao sẽ làm giảm tỉ lệ sống, giảm năng suất, gây thiệt hại cho vụ nuôi nếu không phát hiện và tìm cách khắc phục kịp thời.

 

NH4+/NH3 xuất hiện trong ao gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi

 

NH4+/NHxuất hiện trong ao gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi

Cách nhận biết NH4+/NH3 trong ao tôm

Việc phát hiện và nhận biết sự có mặt của NH4+/NH3 trong ao nuôi tôm là việc quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên. Chúng tôi khuyến khích người nuôi sử dụng test Sera để kiểm tra nhanh  NH4+/NH3 trong ao nuôi – Đây là dòng thiết bị được nhiều dùng đánh giá tốt, chuyên dùng trong ao nuôi thủy sản.

Khi kiểm tra chúng ta có thể xác định được:

— Hàm lượng Amonia tốt nhất là 0 mg/L

— Hàm lượng Amonia gây chết cho tôm

+> Amonia > 0,015 mg/L sẽ gây tổn thương và làm tôm chết

+> Amonia > 2 mg/L sẽ gây chết ở tôm

Hàm lượng của các dạng Amonia phụ nhiều vào độ pH và nhiệt độ trong môi trường ao nuôi. Nếu độ pH và nhiệt độ càng tăng cao thì hàm lượng NH3 (độc) sẽ nhiều hơn dạng NH4+ (không độc) và gây hại cho tôm.

 

Nh4 là gì - Bảng giá trị mức độ ảnh hưởng của NH4 trong ao nuôi

 

Chú thích:

— Màu vàng: mức độ an toàn

— Màu xanh: mức độ nguy hiểm

— Màu cam: mức độ rất nguy hiểm

Phương pháp quản lý NH4+/NH3 trong ao tôm

Với việc giải đáp NH4 là gì và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ao tôm sẽ giúp người nuôi đưa ra được những phương pháp quản lý NH4+/NH3 (TAN) trong ao tôm với các cách sau đây:

— Sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm phù hợp, hệ số chuyển đổi thấp

— Theo dõi, tính lượng thức ăn phù hợp cho vật nuôi, tránh dư thừa tích tụ dưới đáy ao

— Trường hợp khi mà nồng độ TAN cao thì cần tiến hành thay nước 30% ao nuôi để mỗi ngày có thể loại bỏ TAN theo ý muốn.

— Đối với hệ thống tuần hoàn nước, người nuôi sử dụng bộ lọc nhằm loại bỏ TAN trong ao nuôi bằng phương pháp nitrat hóa . Điều quan trọng là ao nuôi cần giữ oxy hòa tan trên 3 – 4 mg/L trong bộ lọc sinh học.

— Đối với hệ thống nuôi bằng Biofloc thì NH4+/NH3 sẽ được kiểm soát ở mức độ nào đó bằng phương pháp Nitrat hóa, nhưng khi mà TAN cao thì hệ thống sẽ tận dụng nguồn carbohydrate để hình thành Biofloc thông qua sự phát triển của vi khuẩn trong ao.

— Trong hệ thống nuôi tôm nước chảy, độ pH nước tăng cao tự nhiên nên việc kiểm soát TAN cũng khó khăn hơn. Lúc này, người nuôi cần phải duy trì cho ăn hợp lý, điều chỉnh lưu lượng nước chảy ổn định

— Vào mùa mưa, cần tiến hành bón vôi quanh ao để hạn chế sự biến đổi pH ao nuôi.

— Trong trường hợp chất thải hữu cơ, mùn bã, thức ăn dư thừa tích tụ quá nhiều dưới đáy ao thì tiến hành xi phong đáy, đánh chế phẩm sinh học giúp xử lý đáy ao, giảm nồng độ khí độc, phân hủy thức ăn dư thừa dưới ao nuôi một cách hiệu quả.

Hy vọng rằng, qua những chia sẻ về NH4 là gì, tác hại của nó và phương pháp quản lý NH4 trong ao sẽ giúp bà con nông dân có thêm kiến thực ứng dụng vào quản lý môi trường ao nuôi một cách tốt nhất. 


Tin tức liên quan

Bình luận